Phụ âm đầu Âm vị học tiếng Việt

Với phụ âm, có hai giọng chính, giọng Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh. Những phụ âm chỉ tồn tại trong giọng Hà Nội có màu đỏ, và những phụ âm chỉ tồn tại trong giọng Thành phố Hồ Chí Minh có màu xanh.

MôiRăng/
Chân răng
Chân răng sauVòmVòm mềmThanh hầu
Mũimnɲŋ
Tắc/
Tắc xát
Không bật hơi(p)tʈʂck(ʔ)
Bật hơi
Thanh hầuɓɗ
XátKhông bật hơifsʂxh
Hữu thanhvzʐɣ
Tiếp cậnljw

Tại nhiều nơi ở Bắc Bộ Việt Nam, cặp âm mũi - phi mũi /n/ và /l/ đã hợp nhất làm một, chúng không còn là hai âm vị đối lập nhau nữa. Một số người bản ngữ tiếng Việt thiếu hiểu biết về ngôn ngữ học cho rằng việc phát âm phụ âm đầu của từ có hình thức chính tả bắt đầu bằng tự mẫu l thành /n/, n thành /l/ là “nói ngọng”.[2] Hiện tượng không còn phân biệt /n/ với /l/ trong các từ có hình thức chính tả bắt đầu bằng tự mẫu n hoặc l có ba kiểu biểu hiện:[3]

  1. Phụ âm đầu của mọi từ có hình thức chính tả bắt đầu bằng n hoặc l đều là /n/.
  2. Phụ âm đầu của từ đều là /l/.
  3. Ở một số từ phụ âm đầu đối ứng với tự mẫu n đứng đầu hình thức chính tả của từ là /n/, với l là /l/, ở một số từ khác âm đối với n là /l/, với l là /n/.

Trong phương ngữ Bắc Bộ, một số từ có phụ âm đầu là âm mũi ngạc cứng hữu thanh /ɲ/, chẳng hạn như nhuộm, nhức, nhỏ (nhỏ trong nhỏ giọt, không phải nhỏ trong nhỏ bé), nhổ, nhốt, còn có biến thể ngữ âm có phụ âm đầu là /z/. Âm /z/ này được ghi lại bằng tự mẫu d hoặc gi hoặc r tuỳ từng từ (ít nhất là một trong ba tự mẫu đó, có khi là hai, thậm chí là cả ba).[4]

Một số từ có phụ âm đầu là âm mũi ngạc mềm hữu thanh /ŋ/ còn có biến thể ngữ âm có phụ âm đầu là âm xát ngạc mềm hữu thanh /ɣ/, được sử dụng tại một số nơi ở Bắc Bộ. Thí dụ: từ ngáy (ngáy trong ngáy ngủ), ngẫm (ngẫm trong suy ngẫm) còn có biến thể ngữ âm là gáy, gẫm.[5]

Trong phương ngữ Bắc Bộ, âm tắc đôi một vô thanh /p/ chỉ là phụ âm đầu trong một số ít từ ngữ được vay mượn từ các ngôn ngữ khác, chủ yếu là từ tiếng Pháp. Trên văn tự, âm /p/ được ghi lại bằng tự mẫu p.[6][7] Không phải từ nào trong ngôn ngữ khác có phụ âm đầu /p/ thì từ tiếng Việt bắt nguồn từ từ đó cũng sẽ có phụ âm đầu là /p/. Ở một số từ âm /p/ được thay thế bằng âm /ɓ/. Thí dụ: cả hai âm tiết của từ búp bê (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp poupée /pu.pe/) đều có phụ âm đầu là /ɓ/ chứ không phải là /p/.[8] Trong phương ngữ Nam Bộ, phụ âm đầu của các từ có hình thức chính tả bắt đầu bằng tự mẫu p là /ɓ/.[9]

Âm tắc thanh hầu /ʔɓ, ʔɗ/ được phát âm với thanh môn luôn đóng trước khi đóng miệng. Việc thanh môn thường không được mở trước khi mở miệng tạo nên âm hút vào. Tuy nhiên, thỉnh thoảng thanh môn được mở trước khi mở miệng, tạo nên âm [ʔb, ʔd]. Do đó, tính chất chủ đạo của âm này là tiền âm thanh hầu hơn là âm nổ.

/tʰ, t/ là âm răng-chân răng ([t̪ʰ, t̪]), còn /ɗ, n/ là âm đầu lưỡi-chân răng.

/c, ɲ/ là âm phiến lưỡi-âm vòm lợi (bản lưỡi chạm vào vòm lợi).

/c/ thường được phát âm hơi tắc xát thành [t͡ɕ], nhưng không bật hơi.

Một âm tắc thanh hầu vô thanh /ʔ/ được chèn vào từ bắt đầu bằng một nguyên âm hay bán nguyên âm /w/ trong giọng Hà Nội.

ăn/ăn/[ʔăn]
uỷ/wi/[ʔwi]

Hà Nội

Sài Gòn

  • ⟨v⟩ thường được đọc là /j/ trong văn nói thường ngày, nhưng người đọc thường đọc là /v/ khi đọc văn bản. Nó được phát âm là /v/ hoặc là /ʋ/ hoặc là /w/ trong từ mượn (va li đọc như wa li, ti vi đọc như ti wi, van đọc như wan, vân vân). Có một số người phát âm những âm [vj, bj, βj]. Đây chính là hệ quả của việc hợp nhất và biến đổi âm /v/ trong phương ngữ miền Nam, (nhưng /v/ luôn có ở các phương ngữ miền Bắc và miền Trung).
  • Một số người không phát âm tách biệt /s/ và /ʂ/. Hai âm này đang mất dần sự phân biệt.
  • Một số người không phát âm tách biệt /c/ và /tʂ/. Hai âm này đang mất dần sự phân biệt
  • Một số người phát âm d như là [j], và gi như là [z], đa phần phát âm cả hai thành [j].
  • /s/ là âm đầu lưỡi-chân răng.
  • /l/ là âm phiến lưỡi-vòm lợi: [lʲ].
  • Trong phương ngữ miền Nam, đơn âm /ʐ/ có nhiều cách đọc khác nhau tùy thuộc vào người nói. Một người còn có thể có nhiều cách phát âm. Nó có nhiều dạng như âm đầu lưỡi vòm cứng xát [ʐ], âm chân răng tiếp cận [ɹ], âm chân răng vỗ [ɾ], âm chân răng rung [r], hoặc âm xát vỗ/rung [ɾ̞, r̝]. Những âm này thường được biểu thị bằng chữ cái ⟨r⟩.
  • /w/ không thể hợp thành phụ âm chùm.
  • /kw/ được phát âm là /ɡw/ hoặc đơn giản là /w/.

Lược giảm phụ âm chùm

Trong tiếng Sài Gòn, tất cả phụ âm đầu + cụm /w/ đều bị lược giảm:[10]

  • Sau âm vòm mềm và âm thanh hầu (trừ /ɣ/ và /x/), âm vòm mềm được lược bỏ:
hu/hw/u/w/
qu/kw/u/w/
ngu/ŋw/u/w/

Ví dụ so sánh

Trong giọng Hà Nội, d, gi và r đều được phát âm là /z/, còn x và s đều được phát âm là /s/. Bảng bên dưới cho thấy sự khác nhau:

Phụ âm
Hà NộiSài GònVí dụ
TừHà NộiSài Gòn
/v//j/vợ/və˨˩ˀ//vjə˨˧/ hoặc /jə˨˧/
/z/da/za˧//ja˧/
gia/za˧/ hoặc /ja˧/
/ʐ/ra/ʐa˧/
/c//c/chẻ/tɕɛ˧˩//cɛ˩˥/
/tʂ/trẻ/tʂɛ˩˥/
/s//s/xinh/siŋ˧//sɨn˧/
/ʂ/sinh/ʂɨn˧/